"Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn", "Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn - Hãy đến với chúng tôi"
CÔNG TY TNHH TUỆ LÂM LINH

Luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài mà bạn nên biết

CAS Media Saturday, 09 September, 2023

Cùng với sự phát triển của các tác phẩm văn học và các văn hóa phẩm trong nước, sản phẩm từ nước ngoài cũng luôn được cập nhật để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người đọc. Song hành cùng các tác phẩm ngôn ngữ gốc (hay còn được gọi là sách bản ngữ), các tác phẩm được dịch thuật vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy, thị trường vẫn có một nhu cầu nhất định cho việc dịch sang tiếng Việt các tác phẩm này. Cùng xem một số chia sẻ về luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài dưới đây.

Tác phẩm sách, truyện dịch nước ngoài là gì?

Việc dịch thuật sách, truyện và các ấn phẩm sẽ tạo nên một sản phẩm phái sinh. Sản phẩm này sẽ mang dấu ấn văn phong của dịch giả nhưng vẫn thể hiện nội dung, ý tưởng của tác giả ban đầu và cũng phải tuân theo luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài của nước sở tại. Hiện nay, Việt Nam và nhiều quốc gia đã có những quy định hướng dẫn, ràng buộc đối với dịch phẩm, bảo vệ cả tác giả, nguyên bản lẫn người dịch và tác phẩm được dịch.

Đầu tiên, cần làm rõ khái niệm tác phẩm sách, truyện dịch nước ngoài là gì. Theo định nghĩa, tác phẩm dịch được hiểu là tác phẩm phái sinh thể hiện bằng một (hoặc nhiều) ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc, dựa trên nội dung của tác phẩm gốc và bám sát nghĩa, không được diễn đạt sai ý của tác giả. 

Ngoài tác phẩm dịch, tác phẩm phái sinh cũng có thể là các tác phẩm phỏng tác, cải biên, chuyển thể hay chú giải. Tác phẩm phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả của nguyên bản cũng sẽ được bảo hộ như một sản phẩm trí tuệ thông thường.

Tuy nhiên, người dịch phải lưu ý rằng việc thực hiện tác phẩm phái sinh luôn phải được sự đồng ý của tác giả. Mọi hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong nhiều trường hợp, tác giả của sản phẩm gốc cũng có thể đưa ra các yêu cầu về tiền thù lao, nhuận bút hoặc các thỏa thuận khác liên quan mà người dịch cần phải đáp ứng.

Giải đáp thông tin liên quan đến luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài

Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cập nhật mới nhất liên quan đến luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài.

Khi nào sách, truyện được xác lập quyền tác giả? Thời hạn bảo hộ là bao lâu?

Tại Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ quy định rõ quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ tự động. Nói cách khác, tác giả không cần phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả cũng được bảo hộ không lệ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật. Về căn bản, cơ chế này chỉ nhằm chống lại hành vi sao chép, đạo nhái tác phẩm, không bảo hộ về mặt ý tưởng, nội dung hay giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó.

Đối với tác phẩm phái sinh như sách, truyện dịch từ nước ngoài, quyền tác giả được xác lập và bảo hộ khi đáp ứng đủ 04 điều kiện theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2022:

- Một là tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

- Hai là tác phẩm phái sinh phải do tác giả của sản phẩm phái sinh trực tiếp sáng tạo, không sao chép, đạo nhái từ tác phẩm của người khác.

- Ba là tác phẩm phái sinh phải được sự đồng ý, cho phép của tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) của tác phẩm gốc.

- Bốn là tác phẩm phái sinh mang dấu ấn riêng biệt của tác giả tác phẩm phái sinh nhưng vẫn phải đảm bảo sát nghĩa, không trái với nội dung và ý tưởng tác giả ban đầu.

Luật sở hữu trí tuệ, tại khoản 2 điều 27, cũng quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Cụ thể như sau:

- Đối với tác phẩm khuyết danh, thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 75 năm kể từ lần đầu tiên tác phẩm được công bố.

- Đối với tác phẩm có thông tin tác giả, thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết.

- Đối với tác phẩm có nhiều tác giả (đồng tác giả), thời hạn bảo hộ kéo dài suốt cuộc đời của các tác giả và chỉ chấm dứt 50 năm sau khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.

Ngoài ra, người dịch cũng nên tham khảo thêm luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài của một số quốc gia khác, đặc biệt là quốc gia nơi mà tác phẩm gốc ra đời để có những hiểu biết chính xác nhất.

Các tác phẩm sách, truyện nước ngoài có cần đăng ký bản quyền?

Như đã đề cập, khi đáp ứng đủ các điều kiện nhất định, người dịch sẽ tự động được hưởng quyền tác giả đối với sản phẩm phái sinh và không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền để có giấy chứng nhận sẽ giúp cho việc chứng minh quyền tác giả diễn ra thuận lợi hơn, tránh gặp những rắc rối không đáng có. 

Đặc biệt, một số tác phẩm cũng sẽ có rất nhiều tác phẩm phái sinh, việc đăng ký quyền tác giả giúp cho người dịch chứng minh và tạo được sự khác biệt so với những tác phẩm phái sinh khác.

Khi nào dịch sách, truyện mà không cần xin phép tác giả?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tất cả các sản phẩm phái sinh đều phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, chỉ trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điều 25 của Luật này: “i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;”.

Trên đây là một số tìm hiểu về luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài mà người dịch cần phải lưu ý. Việc tuân thủ theo những quy định này không chỉ giúp bảo hộ tác phẩm gốc mà sẽ tạo điều kiện cho sách, truyện dịch mang được dấu ấn riêng của dịch giả và được bảo hộ một cách hợp pháp, giúp người dịch để lại ấn tượng tốt trong lòng người đọc ở một quốc gia có một ngôn ngữ riêng biệt.

Bạn đang xem: Luật bản quyền khi dịch sách nước ngoài mà bạn nên biết
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
Danh sách so sánh

Giỏ hàng