"Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn", "Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn - Hãy đến với chúng tôi"
CÔNG TY TNHH TUỆ LÂM LINH

Công nghệ in offset là gì? Ưu - nhược điểm khi in offset

CAS Media Friday, 13 October, 2023

Cách in offset là kỹ thuật in ấn rất được ưa chuộng trong ngành in nói chung, có khả năng in trên nhiều loại chất liệu khác nhau và ứng dụng nhiều nhất đối với sách, báo, tạp chí, catalogue, tờ rơi, bao bì, phong bì… Tương tự như những kỹ thuật in khác, công nghệ in offset cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Mời bạn đọc cùng Tuệ Lâm Linh tìm hiểu cụ thể về nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm, ứng dụng của in offset ngay bài viết dưới đây.

Công nghệ in offset là gì?

Nếu bạn còn đang phân vân in offset là gì, thì đây được hiểu là kỹ thuật in hoạt động bằng cách dùng tấm cao su (còn gọi là tấm offset) để in những hình ảnh có dính mực. Tiếp theo đó, miếng cao su này được ép lên trên bề mặt giấy. Khi sử dụng in thạch bản, cách in offset có thể giúp cho bạn tránh được tình trạng giấy bị dính nước cùng mực in. Hiện nay, in offset đã dần trở thành phương pháp phổ biến sử dụng trong ngành in ấn thương mại.

Nguyên lý in offset

Nguyên lý in offset cũng dựa trên nguyên lý in phẳng, các thông tin và nội dung cần in sẽ được thể hiện đầy đủ trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử cần in thì bắt mực, các phần tử không cần in bắt nước. Khi in offset, hình ảnh là hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn in cùng phương với tờ in.

Công nghệ in offset sử dụng ống bản kim loại có khắc sẵn các thông tin cần in, khi các thông tin này bắt mực sẽ truyền tải lên ống cao su, sau đó ống cao su ép thông tin cần in lên trên bề mặt in. Trong khi in sẽ có một hình trụ được phủ tấm cao su đặt ở giữa chất liệu in và tấm in giúp các bản in thành phẩm được đồng đều về mặt chất lượng. Hầu như toàn bộ quy trình đều tự động hóa nên tốc độ thực hiện nhanh hơn quy trình in thạch bản rất nhiều.

Đánh giá ưu - nhược điểm của kỹ thuật in offset

Ưu điểm

- Có thể in ấn với một số lượng lớn, giúp tiết kiệm chi phí in ấn trong khi vẫn đảm bảo tối ưu về chất lượng thành phẩm.

- Nội dung, hình ảnh được thể hiện sắc nét, chân thực do hệ thống bánh răng in bằng cao su có đặc tính đàn hồi, thích hợp với kết cấu của bề mặt chất liệu in.

- Quá trình in ấn offset được thực hiện dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng.

- Hạn chế tối đa hiện tượng nhòe mực, không rõ hình vì mực được in trực tiếp lên tấm ép, tiếp đến mới truyền qua bề mặt chất liệu in.

- Các công đoạn hầu như được vận hành tự động và có thể điều khiển bằng máy tính, công nghệ in offset giúp bạn đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác trong từng công đoạn.

- In offset có thể thực hiện được trên nhiều bề mặt khác nhau như các loại giấy, vải, gỗ, kim loại…

- Thông thường, các bản in sử dụng cách in offset có tuổi thọ sử dụng lâu hơn do không phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần in.

Nhược điểm

- Công nghệ in offset được đánh giá là kỹ thuật in khá phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau, không tối ưu khi bạn chỉ thực hiện in chỉ với một số lượng nhỏ vì giá thành sẽ rất cao.

- Tuy đảm bảo về sự tương đồng giữa các bản in nhưng màu sắc sản phẩm in có thể có sự sai lệch nhất định sau khi trải qua nhiều công đoạn.

- Còn hạn chế khi in những sản phẩm có hình dạng lạ hoặc được cấu tạo bởi chất liệu khó in.

Ứng dụng của in offset

- In các ấn phẩm dành cho văn phòng: Kẹp file, name card, giấy tiêu đề, phong bì thư

- In ấn bao bì: Hộp giấy, túi giấy, decal, sticker, in thùng carton

- In các ấn phẩm quảng cáo, truyền thông: Catalogue, tờ rơi, thư mời, thiệp mời

- In ấn các ấn phẩm khác: Thiệp chúc mừng, lịch treo tường, lịch bàn, bao lì xì

Quy trình in offset

Quy trình in offset về cơ bản là việc sử dụng khuôn in offset (hay offset plate) để chuyển hình ảnh từ một bề mặt tĩnh (có thể là giấy hoặc vật liệu khác) lên bề mặt chất liệu in, quy trình này được sử dụng rộng rãi vì nó cho phép in một số lượng lớn ấn phẩm với chất lượng cao và đồng đều. Các bước trong công nghệ in offset bao gồm:

- Thiết kế chế bản: Là việc thiết kế file mềm của ấn phẩm trước khi in, bước này bao gồm thiết kế bố cục, font chữ, màu sắc, hình ảnh và văn bản đảm bảo yêu cầu của khách hàng

- Chuyển đổi sang định dạng in ấn (output 4 tấm film): Thiết kế sẽ được chuyển đổi sang định dạng in ấn cho phù hợp với máy in offset.

- Phơi bản kẽm: Sau khi đã có tấm film tương ứng, kỹ thuật viên sẽ mang những tấm film này phơi lên các bản kẽm, cho vào máy phơi kẽm để sao chụp lại các hình ảnh trên film lên từng bản kẽm

- In offset: Khi 4 bản kẽm được hoàn thành, kỹ thuật viên bắt đầu in bằng cách chọn một trong bốn bản kẽm lắp vào máy và in theo thứ tự từng màu một, chọn màu mực tương ứng với bản kẽm và tiến hành in, lúc này phần tử cần in sẽ được dập xuống giấy in, giữa các lần thực hiện sẽ được kỹ thuật viên vệ sinh phần mực cũ còn thừa để các màu sắc chồng lên nhau chính xác tỉ lệ và cho ra bản in hoàn chỉnh.

- Gia công sau in: Sản phẩm in sẽ được cắt, bế, cán màng hoặc phủ UV tùy vào yêu cầu của khách để có thể được phân phối và sử dụng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về công nghệ in offset, tính ứng dụng cũng như giúp bạn trả lời cho câu hỏi in offset màu là gì, hy vọng những chia sẻ mà Tuệ Lâm Linh mang tới trên đây có thể giúp ích cho các bạn trong công việc cũng trong cuộc sống. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay nếu bạn có nhu cầu in ấn hoặc tư vấn thêm các thông tin khác, đội ngũ nhân viên kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ một cách tốt nhất.

Tuệ Lâm Linh 

Hotline: 0965 498 899/ 0856 808 899

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 2 Thọ Pháp, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: trang.phan4710@gmail.com

Bạn đang xem: Công nghệ in offset là gì? Ưu - nhược điểm khi in offset
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
Danh sách so sánh

Giỏ hàng