"Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn", "Tuệ Lâm Linh lựa chọn số 1 cho bạn - Hãy đến với chúng tôi"
CÔNG TY TNHH TUỆ LÂM LINH

[Giải đáp] Sách nói có bản quyền không?

CAS Media Thursday, 21 September, 2023

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, xu hướng sách nói dần thay thế hình thức đọc sách truyền thống. Theo đó, vấn đề bản của quyền sách nói cũng trở thành đề tài bàn luận hiện nay. Liệu sách nói có bản quyền không? Cùng Tuệ Lâm Linh đề cập các thông tin liên quan dưới đây để giải đáp câu hỏi này nhé!

Thể loại sách nói là gì? 

Sách nói có tên gọi tiếng Anh là Audiobook - dạng sách âm thanh với nội dung sách sẽ được truyền đạt qua giọng nói của con người. Đây là một sản phẩm đại diện có công nghệ, sự kết hợp độc đáo giữa loại sách in và phát thanh. Để sử dụng sách nói, bạn chỉ cần bật các cuốn sách mình yêu thích và nghe thay vì phải theo dõi bằng mắt từng trang sách.

Ban đầu, sách nói được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy và tăng khả năng đọc hiểu cho trẻ. Đặc biệt, hình thức này rất hữu ích đối với những người có khả năng về đọc hoặc khiếm thị.

Chính vì thế, sách nói đã đóng vai trò rất lớn khi mang sách đến gần hơn với nhiều người. Nhờ vào những tiện ích mang lại, sách nói dần trở nên phổ biến và thu hút nhiều đối tượng sử dụng. 

Sách nói có bản quyền không? 

Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 có sửa chữa và bổ sung năm 2009 & 2019, hình thức sách nói được xem là “tác phẩm phái sinh” của tác phẩm nguyên bản, chuyển thể từ dạng sách giấy sang giọng đọc để người dùng có thể nghe thay vì đọc. 

Về bản quyền sách nói, nếu người dùng thực hiện tác phẩm phái sinh mà không có được sự đồng ý và cấm phép của tác giả/chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hành vi này sẽ được xét là ngoại lệ trong trường hợp chuyển tác phẩm sách sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác dành cho người khiếm thị (tại Khoản 8, Điều 4 & Khoản 7, Điều 28).

Như vậy, hiện nay ở Việt Nam, bất kỳ ai muốn sản xuất sách nói đều phải liên hệ tác giả/chủ sở hữu của tác phẩm đó và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý và cấp phép. Điều này áp dụng ngoài trừ Thư viện sách nói Hướng Dương được xây dựng dành cho người khiếm thị.

Điều đó đồng nghĩa các đối tượng ghi âm nội dung sách và đăng lên Youtube phải tiến hành xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc các quyền lợi hiện vật khác cho tác giả/ chủ sở hữu.

Vì sao hiện nay khó kiểm soát sách nói vi phạm bản quyền? 

Có rất nhiều nguyên nhân để sách nói trở thành một lỗ hổng trong vi phạm bản quyền:

- Thứ nhất, sách nói không còn ở dạng văn bản như nguyên bản, do đó chúng ta khó có thể xác định được vấn đề bản quyền sách nói. Sách nói có được xem là một cuốn sách hay không, hay nó chỉ là một sản phẩm của người đọc mua nó? Nếu ai đó chỉ đơn giản là phát thanh cuốn sách mà họ đã mua về thì sao lại được cho là một vi phạm? Chính việc đã qua một bước chuyển thể, sách nói khiến cho chúng ta bị bối rối trước việc xác định vi phạm của nó.

- Thứ hai, phong trào kiếm tiền hình thức trực tuyến, đặc biệt là Youtube đã thu hút rất nhiều đối tượng tham gia sản xuất sách nói, bất chấp việc xin cấp phép. Với sự lan rộng khủng khiếp của Internet, hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và nhiều đến mức khó có thể kiểm soát được.

Mỗi một cá nhân sẽ là yếu tố tạo nên một tập thể. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải ý thức được bản quyền sách nói quan trọng như thế nào và dần dần thay đổi nhận thức những người xung quanh chúng ta. Đặc biệt, Nhà nước cũng đã ban hành các điều luật nhất định để cảnh tỉnh hành vi này, do đó chúng ta cần phải nắm vững và tuyệt đối tuân theo quy định của Pháp luật. 

Vi phạm bản quyền sách nói xử phạt ra sao? 

Nếu không được sự chấp thuận của tác giả/chủ sở hữu mà vẫn thực hiện hành vi vi phạm bản quyền sách nói, bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật. Theo đó, các hành vi xử phạt cho việc xâm phạm bản quyền sẽ được hiểu như sau:

- Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, tiến hành xử phạt từ 15.000.000 - 35.000.000 VND.

- Bên xâm phạm bắt buộc phải dỡ bỏ  tất cả tác phẩm vi phạm dưới mọi hình thức điện tử, trên môi trường mạng & kỹ thuật số; hoặc buộc phải tiêu hủy các tang vật vi phạm đối với hành vi xâm phạm.

Ngoài ra, tác giả/chủ sở hữu còn có thể yêu cầu Bên xâm phạm bản quyền sách nói bồi thường thiệt hại. Trên đây là khung phạt tiền vi phạm bản quyền của sách nói đối với cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm, các tổ chức sẽ chịu khung phạt tiền gấp 2 lần so với các cá nhân. Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

Tuệ Tâm Linh - Dịch vụ xin giấy phép bản quyền sách uy tín

Để tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần có ý thức bảo vệ bản quyền tác giả, trong đó có bản quyền sách nói. Theo đó, khi có nhu cầu thực hiện sách nói cho mục đích kinh doanh, các bạn nên thực hiện các thủ tục xin cấp phép bản quyền sách.

Nếu gặp khó khăn trong vấn đề xin giấy phép bản quyền, bạn có thể liên hệ ngay cho Tâm Lâm Linh. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ A - Z cho quá trình xin giấy phép bản quyền thành công.

Tại đây, chúng tôi thực hiện các công đoạn để xin giấy phép bản quyền như sau:

- Hỗ trợ tư vấn và soạn thảo cho quý khách hàng bộ hồ sơ xin giấy phép hoàn chỉnh nhất.

- Liên hệ bên cấp phép để nộp hồ sơ.

- Theo dõi và cập nhật xuyên suốt quá trình giải quyết hồ sơ xin bản quyền.

- Thực hiện các bước giải trình, sửa đổi hoặc bổ sung nếu yêu cầu từ đơn vị cơ quan có thẩm quyền.

- Đại diện nhận thông báo kết quả xin giấy phép bản quyền.

Tuệ Lâm Linh tự hào khi thành công hỗ trợ rất nhiều cá nhân và tổ chức xin sách nói bản quyền thành công với tỷ lệ gần như 100%. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép, bạn hãy liên hệ ngay cho Tuệ Linh Lâm qua số hotline để nhận sự tư vấn trực tiếp nhé!

Tuệ Lâm Linh 

Hotline: 0965 498 899/ 0856 808 899

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 2 Thọ Pháp, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: trang.phan4710@gmail.com

Bạn đang xem: [Giải đáp] Sách nói có bản quyền không?
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon
Danh sách so sánh

Giỏ hàng